Giảo Cổ Lam: Thảo dược quý cho con người

02/06/2015 07:52, Lượt hiển thị: 6727 Kiến thức

Giảo Cổ Lam: Thảo dược quý cho con người

Giảo cổ  lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi Cây Trường sinh. Ở Trung Quốc gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam. Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản khi nghiên cứu về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại cho con người. Tên khoa học đầy đủ của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ bí Cucurbitaceae.

125 tq86  Giảo Cổ Lam: Thảo dược quý cho con người

 

Vậy mà mới đây các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện Giảo Cổ Lam ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai).

Các nhà khoa học tìm được trong Giảo Cổ Lam chất Saponin rất giống Nhân sâm và có tới hơn 80 loại (Nhân sâm chỉ có hơn 20 loại).

Giảo Cổ Lam có những tác dụng chính như sau:

–         Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.

–         Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.

–         Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.

–         Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

–         Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.

–         Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.

Những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi.

Giảo Cổ Lam có khả năng tái sinh thấp do thường xuyên bị những động vật như dê núi, nai, hoẵng ăn.

Vì những lợi ích to lớn cho sức khỏe, nên ở Trung Quốc và Nhật Bản, Giảo Cổ Lam được bán rất đắt (khoảng 100USD/kg), mức giá này khiến cho việc nhập khẩu dược liệu quý này vào Việt Nam rất hạn chế.

Tuy nhiên, vào năm 1997, các GS.TS thuộc trường ĐH Dược Hà Nội tình cờ phát hiện cây này trên núi Phanxipang và được GS.NGND Vũ Văn Chuyên xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum.

Qua nghiên cứu cho thấy, Giảo Cổ Lam Việt Nam có chất lượng tương đương với Giảo Cổ Lam của Nhật Bản và Trung Quốc. Như vậy chúng ta có thể hy vọng trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm từ cây Giảo Cổ Lam để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Theo – Dân trí

Bài viết liên quan

Những điều nghiêm cấm sau bữa ăn
02/06/2015 08:17 / Admin
Trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn cơm xong, bạn tuyệt đối không nên làm những việc dưới đây nhé!
Húng chanh để chữa vết rắn cắn, côn trùng đốt
02/06/2015 08:11 / Admin
Cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dà ...
Bài thuốc chữa tăng huyết áp của hoa hòe
02/06/2015 08:09 / Admin
Theo đông dược thì hoa hòe vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, làm mát và cầm máu (lương huyết và chỉ huyế ...
Thức uống tốt cho sản phụ
02/06/2015 08:06 / Admin
Chè Vằng hay còn gọi là chè Cước Man, dây Cẩm Văn, dây Vắng, cây Dâm Trắng, cây Lá Ngón, Mỏ sẻ. Tên khoa học là Jasminum ...
Hoa thiên lý: Đã không chỉ bổ mà còn là thuốc
02/06/2015 08:04 / Admin
LTS: Trong thư gửi về chuyên trang Khoẻ & Vui, bạn đọc Phan Thị Cúc Tần, 53 tuổi, ngụ ở An Giang hỏi công dụng của hoa t ...